Trang

CHIA SẺ KINH NGHIỆM TẬP DỊCH CÂN KINH - THỂ DỤC TRỢ LUÂN



    

Sau khi tập một tháng. Ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 3h đồng hồ.
Khi bắt đầu tập, tôi tập mỗi lần 5 phút cũng cảm thấy cơ thể quá mỏi mệt. Sau (nghe lời người hướng dẫn) mỗi ngày cố gắng tăng lên 01 phút. Một tháng sau tôi đã
có thể và thường xuyên thực hiện ngày 3 lần,mỗi lần ít thì 1 giờ nhiều thì 3 giờ.
Ngày trước sống chủ yếu để cầu mong được danh vị tài lộc thăng tiếng. Nay phần lớn thời gian có trong ngày chỉ chăm chăm vào một việc làm sao tập “Đạt Ma Dịch Cân Kinh” cho đạt hiệu quả chữa bệnh. Có chút thời gian rảnh nào không phải tiếp khách thì tôi tập trung vào bài tập.
Tôi chú ý từng chữ, từng lời, từng ý trong bài hướng dẫn, không bỏ sót 1 chi tiết nào. Nếu như
ban đầu tôi thấy chán nản và bực mình bởi những động tác gần như phều phào, bơi trong không khí tưởng như không chút sức lực, không chút niềm tin nào, thì nay, qua việc sức khỏe hồi phục. Bệnh tiểu đường gần như biến mất. Đường huyết được ghi nhận sau một tháng tập là: 73,6. Bác sĩ chuyên khoa cho biết đây là con số đường huyết của người bình thường.
Chưa hết, các chứng nhức đầu, chóng mặt do não thiếu oxy, máu không lưu thông tới được, thân thể nhức mỏi nhất là buổi sáng thức dậy không muốn trở mình. Nay hình như đã đồng thời ly khai khỏi tôi. Tôi làm vườn, đi bộ, suốt ngày vui vẻ với con cháu, bạn bè và người thân không thấy uể oải mệt mỏi. Thấy tôi vui vẻ với mọi người nhất là khi trao đổi kinh nghiệm tập Dịch Cân Kinh với thân hữu, bà con xa gần, những người thân cận với tôi cũng còn cảm thấy bất ngờ.
Nay, tôi viết lại đôi hàng kinh nghiệm tôi đã trải qua gọi là chút duyên cho người kế tiếp nhận cuốn sách quý báu này trong những lúc không còn tin tưởng vào mình nữa. Tôi sẵn lòng và hoan hỷ trao đổi hoặc trình bày lại những điều gì mà người mới bước vào tập Dịch Cân Kinh còn có chỗ vướng mắc để cùng giúp ích thiết thực cho người kế tiếp. Các bạn có thể liên hệ với tôi qua số điện thoại: 061.546.831 và địa chỉ nêu trên.


2. Bà Định: 51 tuổi, hiện là Y tá xã An Phước, Long Thành, Đồng Nai.
Tôi bị chứng Gan to, Sưng gan, Cổ trướng, da mặt vàng bủng, khó thở, ăn uống khó tiêu .. đại tiện thường táo bón, làm việc rất mau mệt, hay chán nản, gắt gỏng, bực dọc với người xung quanh. Hiểu biết về Y tế, hàng ngày tận mắt thấy người bệnh tuyệt vọng trước những căn bệnh nội tạng mãn tính. Nghĩ rằng đới mình rồi sẽ qua đi, có điều không vui vẻ khi phải ra đivới thân thể bệnh hoạn mà các thầy thuốc đã sớm tỏ ra vô vọng rồi.
Tình cờ có được cuốn sách mỏng dính ngoài bìa có in hình ông sư râu ria, mắt lồi (Đạt Ma) xem sách và rồi chú ý tới cái bụng của người hướng dẫn vẽ trong hình, không biết đó có phải là cơ duyên hay không nhưng tôi thấy hình như có một sự đồng cảm nào đó.
Như một người đang chơi vơi trên biển cả, dẫu không còn chút hy vọng nào, nhưng cái cọc đang ở một bên lẽ nào tôi lại không thử đại một lần. Vì thử tức là tạo cho mình một cơ hội dù mong manh. Nếu không thử hay không dám thử thì cả cái cơ hội hiếm hoi duy nhất tạo ra cho mình một sinh cơ ấy cũng không có.
Tôi chú ý làm nháp cho đến khi thành thục, quen với từng động tác chi li nhất. Mỗi cái nhấc tay, vẫy tay ngược lên cao theo sức mỗi  người mà không hoác ra hai bên. Các ngón chân bấm chặt trên thảm, chân lấy gân sức (thực), phần trên thân buông lỏng chùng xuống, cho  khinh linh, nhẹ nhàng (hư) uyển chuyển, thong dong, nhẹ nhàng, mẫu mực.
Cứ như thế tôi tập ngày 3 lần, mỗi lần ít thì nửa tiếng đồng hồ, lâu thì chừng 3 giờ đồng hồ. Khoảng #5.000 cái chậm rãi mỗi buổi tập. Sau nửa tháng, điều đầu tiên tôi thấy tin tưởng nhất là bụng tôi rất t nay bỗng xẹp lại như bong bóng xì hơi vậy. Sắc da vốn rất vàng nay đã có đôi chỗ sáng lên. Bụng gọn lại nhiều lắm. Thở khỏe khoắn nhẹ nhàng, không phải cố gò lưn, nghểnh cổ cho mỗi hơi thở như trước đây. Tôi vẫn giữ mức độ ấy tập đều.
Sau 1 tháng 20 ngày, nay bụng đã xẹp hẳn. Tự khám thấy bệnh đã có những triệu chứng giảm tốt, nhưng không tin vào mình, lên thành phố đến bệnh viện Hòa Hảo siêu âm được bác sĩ cho biết: Gan có hiện tượng thu nhỏ lại nhiều lắm, Bóng tự tiêu hủy. Người hồng hảo, nhuận sắc, vui vẽ với người xung quanh. Tiêu tiểu ngày càng tốt và đều đặn, đúng giờ.
Nay tôi thấy mình đi đứng nhẹ nhàng, nhanh nhẩu hoạt bát. Bụng gọn thon, mềm hẳn lại. Sắc bủng ngày xưa hầu như biến mất trên da thịt tôi. Thay vào đó là sắc da ngăm nâu sáng hồng lên ở những chỗ da căng như trán, gò má, chót mũi. Hít thở được nhẹ, chậm và sâu dài. Yêu đời hẳn lên. Bạn nào thích nghiên cứu phương thức tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh xin cứ liên hệ với tôi tại địa chỉ nêu trên.
3. Bà Mười Thanh. Cán bộ hưu trí 56 tuồi hiện đang ở Long Thành, Đồng Nai. Số điện thoại: 061.826.4743
Tôi bị bệnh đái tháo đường mãn tính trên 30 năm. Bệnh diễn biến ở thời kỳ cuối. Không còn chút hy vọng cứu vãn được nữa. Bản thân  và gia đình đã có những bước chuẩn bị, thêm vào chứng Suy nhược tổng thể đi kèm theo bệnh mãn tính này. Người suy thoái cực độ, ai cũng có thể dễ dàng nhận ra khi gặp tôi trước đây vài tháng, người ngày càng khô quắt lại. Khi nào đo cũng trên dưới 300o  đường huyết. Da thịt nhiều vùng tê nhức hoặc mất cảm giác.
Sau tháng thứ 1tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh độ đường giảm còn: 80o, người có nhẹ nhàng hơn trước, thở tốt. Đi lại, hoạt động tương đối nhẹ nhàng hơn trước nhưng thỉnh thoảng vẫn có chứng nhức đầu, chóng mặt, mất phương hướng. Chứng nhức nhối thân thể như có kim châm vẫn còn.
Sau tháng thứ 2 tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh đường huyết giảm còn 75o, ăn uống cảm giác ngon miệng, thể dục tốt, ngồi lâu không tê mỏi, thân thể bớt nhức mỏi.
Sau tháng thứ 3 tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh: đường huyết giảm còn 65.5o, yêu đời, vui vẻ và dễ mến với thân hữu, bà con xung quanh. Sức nhẫn nại, chịu đựng cao hơn. Ngồi được bền hơn, không tê mỏi như kim châm khắp châu thân như trước đây. Nghĩ về tha nhân nhiều hơn. Dễ tha thứ cho người hơn xưa. Sẵn lòng và vui vẻ trao đổi, hướng dẫn khi có người kế tiếp cần đến kinh nghiệp tập Dịch Cân Kinh để trị bệnh mãn tính của mình.
Nay tôi vẫn thường xuyên tập ngày 3 lần #6000 cái chậm rãi mất chứng 3-4h đồng hồ. Với tôi sức khỏe là tối quan trọng. Sức khỏe trước đã! Tôi đã thật sự thấy yêu đời hơn, thật sự biết giá trị cuộc sống khỏe. Nếu cần đến tôi xin đừng ngại, hãy gọi số điện thoại: 061.826.474
4. Tôi là Tâm Quãng, 52 tuổi, đang ở Sài Gòn.
Năm 1996, do hoàn cảnh nghiệt ngã của bản thân và đại gia đình. Tôi phải lao lực để kiếm sống, ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi không điều độ. Tôi bị chứng đau Bão Thận do suy nhược thận ở giai đoạn khốc liệt nhất. Tôi đến viếng bà bác sĩ thường xuyên gia đình của tôi.
Chỉ có 1 toa thuốc dành cho bệnh của anh trước khi anh đến bàn mổ (lời khuyên của bác sĩ).
“Tôi cho anh 4 liều thuốc. Anh sẽ bớt ngay sau khi uống vào chừng 5 phút. Mỗi liều thuốc sẽ giúp anh bớt đau trong 2 ngày. Sau đó bệnh sẽ tái phát. Lần đau sau sẽ nặng hơn lần đau trước. Sau 4 lần uống vị chi là 8 ngày sau, sẽ không còn có thuốc nào có thể làm anh bớt đau, chỉ còn trông vào lề lối duy nhất của nền y khoa hiện đại là giải phẫu. Khi hết thuốc, không chịu nổi cơn đau, anh ghé lại đây tôi viết giấy giới thiệu cho anh vào bệnh viện Nguyễn Văn Học để mổ”.
Tôi hỏi: Thưa bác sĩ: Mổ xong có chắc chắn lành bệnh thận không? Bệnh có di chứng gì không? Mức độ an toàn dành cho ca mổ này theo Bác sĩ là bao nhiêu phần trăm?
Bác sĩ: Giải phẫu là biện pháp sau cùng để giải quyết vấn đề. Bệnh Thận của anh được phát hiện sớm, kết quả có cao hơn nhưng giải phẫu vẫn là giải phẫu, ở ta mộ thận hiện nay là 5 ăn 5 thua. Đánh chịu thôi! Không có cách nào khác.!
Tôi về nhà lòng buồn rười rượi, muốn có cái gì đó giúp mình thoát ly cuộc sống đau khổ thân xác này. Muốn chết quách cho xong! Cho khỏi trả bài vào ngày tới. Cơn đau bão thận buổi chiều tôi vừa trải qua thật khủng khiếp. Ngay khi đó điều mong muốn duy nhất của tôi là đang được đứng trên nóc một tòa nhà cao tầng. Mọi điều sau đó sẽ đơn giản hơn. Ai có trải qua cơn đau bão thận này một lần, mới biết được sự đau đớn thân xác mà một con người bằng xương bằng thịt phải chịu.
Là tín đồ Phật giáo thuần thành, tôi đến chùa cầu Sư tiếp sức và chỉ giáo. Thầy khuyên và nhắn nhủ tôi hãy hướng tâm về 10 phương chư Phật, thầy cũng sẽ hộ niệm giúp cho 1 phần. Ngoài ra, con cũng nên nhờ bác sĩ tiếp tay
Tôi thưa với thầy: Khi con đang đau quá, tâm tán loạn thì làm sao con lại có thể hướng tâm về 10 phương chư Phật được và tôi hiểu được lời một người già nói: “Phật không có hộ phò”.
Tôi đang vô cùng thất vọng về số phận hẩm hiu của mình. Tôi đang suy nghĩ đến các cách chết, chết sao cho gọn, sạch sẽ, ít làm phiền mọi người. Quyết định như vậy, tôi cất số thuốc bác sĩ đã cho vào ngăn tủ vào vô tình tôi thấy cuốn Đạt Ma Dịch Cân Kinh mà khi ấy còn có cái tên là Thể dục trợ luân.
Tôi đắn đo suy nghĩ và liên tưởng đến cái tên Tổ Bồ Đề Đạt Ma với cuốn Dịch Cân Kinh lừng danh ở đất Trung Hoa phong kiến, sự liên hệ nối tiếp với thể dục trợ luân.
Tôi nhớ đến bài báo của Anh, Pháp, Mỹ, Nhật có đề cập đến việc người Hoa ở khắp nơi trên thế giới, có chung 1 bài tập thể dục buổi sáng. Thể thức chỉ đơn giản là đứng dang hai chân bằng vai, chân bấm đất vững chắc, người hơi rùn. Hai tay lật ngược đưa lên trước bụng với động thái phều phào, vô lực rồi lại tiếp tục chậm rãi đưa dọc xuống hai bên hông, để rồi lại ngoắt lên phía sau lưng tối đa. Cứ thế và cứ thế.
Ai mà thức trước, tập trước, ai dậy sau tập sau. Thế thức giống nhau, chỉ có một thế. Từ từ, chậm rãi, không dồn dập, không có thúc ép, không xô đuổi, bao giờ xong một thế thì xong, không quan trọng, không ai nói với ai. Tập sai cũng tốt. Tập đúng càng tốt hơn. Tôi hiểu tập sai thì coi như là tập thể dục. Còn tập đúng thì chuyển hóa gân, mạch, vận chuyển huyết dịch, dẫn khí, điều khí có tác dụng trị bệnh rất tích cực. Miên man với suy tư đó, tôi đã khoa chân, vươn tay rồi lật tay lúc nào không biết. Tôi đi vào việc thực hành như một sự giao cảm. Cứ như thế cuốn sách ấy để ở đấy để chờ tôi đủ duyên lành mở ra cho tôi một vận hội hanh thông một đời mới.
Tôi rất khó khăn để đứng thẳng trong lúc đang bệnh này, thế mà sách dậy đứng thẳng lưng. Tôi rất khó khăn để đứng yên cho vững mà không xê dịch chân, nay sách bảo: 2 chân phải bấm vào thảm đất. Tay tôi do đau đớn mà không thể nắm chặt nắm tay được, mà sách lại yêu cầu là hai tay không dùng sức. Toàn thân buông lỏng, khinh linh. Trên hư, dưới dùng sức. Điều kiện này hoàn toàn phù hợp với điều kiện của tôi lúc đó. Tôi cho là tôi được đặc cách truyền thụ. Ngay lần đầu tiên bắt tay vào tập Dịch Cân Kinh tôi đã thực hiện được 2 giờ đồng hồ.
Kết quả:
Mồ hôi ra như tắm kể cả trong quần áo lót, dù các thế thức chỉ rất chậm và  không có lực. Tập trung tinh thần tại đỉnh đầu. Tay đưa ra trước lật và ra sau ngoặt có thể dễ dàng hơn. Khi đưa tay ra sau ngoặt lên, nhíu hậu môn lại, cảm giác ở chỗ vùng thận nơi lưng ấm ấm, cứ như được xoa bóp, dễ chịu hơn nhưng chưa có nhận thức cụ thể gì về cái sự đau hay bớt. Chỉ thấy nó hơi vướng vướng noi lưng vùng thận. Thế thôi. Lúc ấy là 6 giờ chiều.
Tôi không ăn tối và giữ im lặng trước sự nhiệt tình và thương yêu của gia đình. Thật ra nếu phải trả lời, tôi cũng không biết phải trả lời làm sao. Nghỉ khỏe đến 7h30 tối vào lại buổi tập, lần này tôi kết thúc buổi tập lúc 10h đêm. Mồ hôi tiếp tục ra nhiều, mồ hôi rất nhiều trên đầu tôi, vùng não. Lần này tôi thấy có sự khỏe khoắn và hưng phấn hơn. Tôi tạm cho qua việc tìm cái chết để thử theo phương pháp này thời gian ra sao.
Ngủ một đêm ngon giấc. Sáng dậy tôi nghĩ rằng, lâu không hoạt động mà hôm qua hoạt động mấy giờ liền, chắc dậy sẽ uể oải. Không ngờ khi có ý dậy, lập tức vùng dậy ngồi ngay lên, kiếm soát mình hết một lượt, xong đứng dậy, xoay mình từ nhẹ nhẹ rồi thử vặn mình một cái khá mạnh để thử sức chịu đựng của 2 trái thận. Không hề đau, chỉ có sự cảm nhận hơi vướng vướng ở vùng thận thôi.
Rửa mặt xong. Đại tiện gặp khó khăn từ hôm bệnh trở nặng chừng 3,4 ngày qua. Ngồi vệ sinh là một tư thế rất khó chịu đối với người đau bão thận. Tôi có ý sợ và quyết định bỏ qua việc vệ sinh ngồi, xong tôi ra đứng trước gương tập tiếp, hôm nay tôi nhiệt tình và ý thức tập hơn. Tôi có ý định chờ cơn đau bão thận sẽ đến vào sáng hoặc chiều nay.
Tôi tập từ 6h sáng đến 8h thì ngưng tập, nghỉ ngơi, ăn sáng. Đi bộ trong nhà để thư giãn và thở đều 9h30 vào buổi tập tiếp đến 11h35’. Mồ hôi vẫn ra nhiều nhưng không phải như cầm gáo mà xối như chiều qua, mà rịn rịn ra từ đầu xuống mặt lưng, ngực và cả đến 2 lòng bàn chân, tay.
Trong lúc tập, khi ngoặt 2 tay ra sau lưng, hậu môn nhíu lại, cảm giác có cái nhột nhột bò lên từ dưới thận theo xương sống hướng lên lưng, vai. Cảm giác rất dễ chịu, 2 trái thận như được xoa bóp, mát xa cảm giác rất khoan khoái, êm nhẹ.
Như vậy, cơn đau bão thận cấp tính ngừng lại ngay từ bài tập đầu tiên với 2h đồng hồ. Sau 1 tháng tôi không còn chút e ngại, sợ sệt cái cơn đau quái ác kia, và cho đến nay ngày 15/3/2003. Cơn đau kia đã không một lần nào trở lại.
Bác sĩ ở bệnh viện Hòa Hảo tuyên bố sau khi siêu âm: không có chứng trạng của một chứng đau. 2002 đi khám sức khỏe để bổ túc bằng lái.
Được dịp tôi muốn biết sức khỏe về thận của tôi hiện nay ra sao. Một bác sĩ khác bảo: Anh yên tâm đi. Thận của anh còn tốt hơn của nhiều thanh niên nữa đó. Điều khá kỳ lại, sau lần tự trị bệnh cho mình bằng phương pháp Đạt Ma Dịch Cân Kinh, tôi rất yên tâm và tràn đầy lòng tin vào cuộc sống.
Sau khi tạo ra sự ngạc nhiên cho bà Bác sĩ thường xuyên của gia đình tôi, bà theo hỏi tôi về phương thức thực hành sau khi trầm trồ những viên thuốc bà đưa cho tôi, mà tôi cố ý để dành để chấp nhận cái chết. Bà hỏi mượn tôi cuốn Đạt Ma Dịch Cân Kinh (từ năm ấy, 1996).
Chúng tôi thường xuyên trao đổi với nhau về đề tài này. Bây giờ bà hay khoe với tôi là bà đã hướng dẫn cho nhiều người giúp cho những bệnh nhân lớn tuổi có bệnh mãn tính, sớm thoát khỏi sự dày vò quái ác của cơn bệnh.
Ở Sài Gòn hiện có rất nhiều người tập phương pháp này, nếu như ai đó muốn biết có một người như thế vẫn đang tập luyện để giữ sức khỏe ở nơi đây.
( Trích từ diễn đàn lyhocdongphuong.,org.vn)







1 nhận xét:

  1. Nếu quả đúng như các bác chia sẻ thò còn gì bằng. Cám ơn bài viết của bạn nhiều lắm

    Trả lờiXóa